Loading

KIỂM TRA TRÌNH NGHE TIẾNG ANH (có kết quả ngay)

Nếu bạn không biết trình độ tiếng anh của mình đang ở đâu thì vào test ở đây nhé,  bài kiểm tra này có 15 câu hỏi, sau khi kiểm tra xong các bạn có thể xem kết quả ngay.
Kết quả gồm các cấp độ A2, A1, B1, B2, B3
Từ đó bạn có thể hình dung trình độ tiếng anh của mình và có thể sắp xếp việc học tiếng anh hiệu quả

KIỂM TRA TRÌNH NGHE NGAY THÔI

Chúc các bạn học tốt

khoanh mò tiếng anh

" Khoanh Mò hay LỤI " mà điểm vẫn cao.
Có thể nói có rất nhiều thủ thuật để giúp cho các sĩ tử trong mùa thi .
Nếu bạn phải đối mặt với 1 trong hai tình huống: không kịp giờ hoặc không thể hiểu được câu đó, bạn có thể áp dụng các quy tắc sau:
Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2 
Ví dụ1:
A. She has to………
B .She has to………
C. She had to………
D. She has to………
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp:
A. She has to have it taken……….
B. She has to have it taken ……….
C. She had to………
D. She has to have it to take ………
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
Ví dụ 2:
I/have/stay/uplate/lastnight/learn/lessons.
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A,D
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau had to mà dùng động từ them ed , còn lại đáp án là B
ví vụ 3
They /prefer/classical music/pop music.
A. They prefer classical music than pop music.
B. They prefer classical music to pop music.
C. They prefer to classical music than pop music.
D. They would prefer classical music than pop music.
Câu C và D khác => loại, còn A và B thì xét tiếp thấy khác nhau chỗ TO và THAN , nếu biết được cấu trúc : prefer đi với TO thì ta chọn còn nếu không biết thì …"ủm ba la" chọn đại 1 trong 2 câu, xác xuất 50-50
Nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc này trong 2 trường hợp sau đây : vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng)
- Không kịp giờ
- Không hiểu gì về câu đó.
-Nếu trong đáp án có câu đảo ngữ thì xác suất cao câu đó là đáp án đúng
Lại một cái tiêu đề nghe khó hiểu nữa phải không các anh chị? Nguyên tắc này dùng khi gặp câu đảo ngữ.
Ý nói là nếu khi làm trắc nghiệm anh chị gặp trong 4 chọn lựa có 2,3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu có đảo ngữ đó.
Ví dụ 1:
6- Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree B. agree I
C. I agree D. I will agree
Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì lọaị dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A
Ví dụ 2:
26- __________ you, I’d think twice about that decision. It could be a bad move.
A. If I had been B. Were I
C. Should I be D. If I am
-Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu
Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính hoặc tiêu đề phù hợp cho đoạn văn. Nếu thấy câu hỏi loại “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?" xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, bạn đừng trả lời ngay câu hỏi này, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi khác, bạn sẽ biết nội dung chính của bài đọc là gì và có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn.
-Trả lời những câu hỏi có từ “định hướng”
Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho thí sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho thí sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.
Ví dụ:
Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này.
Bạn có thể làm theo các bước sau để trả lời câu hỏi này:
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà thí sinh gặp từ “định hướng”.
Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn? Bạn không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên ghi chú lại và bỏ qua câu hỏi này để làm câu tiếp theo. Nếu đã gần hết giờ thì bạn cứ phỏng đoán và chọn đại một đáp án.

Làm Sao Để Học Tốt Tiếng Anh

Sắp ra trường, các bạn sinh viên mới nháo nhào chạy vào các trung tâm  tiếng Anh để “bồi dưỡng cấp tốc”. Thế mới thấy được vai trò tối quan trọng của môn học này và thực tế, việc học tiếng Anh không mấy tươi sáng của sinh viên Việt.

Dưới đây là 6 “vết xe đổ” bạn nên tránh để không sa vào tình trạng trên khi chuẩn bị “đào tẩu” khỏi trường.

Sợ nói tiếng Anh

Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói tiếng Anh. Các bạn nên nhớ rằng, nếu không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp với người nước ngoài, chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.



Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh thật tốt. Môi trường học tiếng Anh là không gian mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo… có ghi chú bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? 

Chưa xác định cách học phù hợp

Đã cố gắng rất nhiều, một ngày trau dồi vài chục từ vung tiếng Anh vào đầu nhưng vẫn chưa khá hơn? Học ngoại ngữ là cả một quá trình tu luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học phù hợp mới là yêu tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.

Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh, các bản tin tiếng Anh. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng tiếng Anh,...

Tóm lại, bạn phải chọn cách học phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.

Nối mạng để học Tiếng Anh nhưng bị sa vào Games, phim,...

Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong mọi lĩnh vực và cả việc học ngoại ngữ cũng không phải là một điều xa lạ. Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website học tiếng Anh trực tuyến hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp.

Tuy nhiên, việc quá sa đà vào yếu tố “giải trí” đã không giúp bạn đạt được mục đích ban đầu là học tiếng anh của mình.

Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống

Có một cách học thông thường mà các bạn thường sử dụng là lối học truyền thống: tụng kinh. Nghĩa là, nhìn, đọc, nhìn, đọc,... cách này có thể giúp bạn nhớ từ nhưng hãy nhớ rằng một từ tiếng Anh, trong các câu khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau. Do vậy, bạn nên học từ trong câu, điều đó vừa giúp bạn nhớ lâu, lại biết cách sử dụng của chúng nữa.

Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng sẽ càng phong phú hơn. 

Chào thua “sự kiên trì”

Yếu tố kiên trì luôn đóng vai trò tối quan trọng đối với sự học, học tiếng Anh cũng vậy. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. 

Hãy luôn nhớ rằng “có công mài sắt có ngày nên kim” và đừng bao giờ tỏ ra chán nản khi bạn chưa đánh thức được khả năng  Học Tốt Tiếng Anh chính mình.

Cách Học Tốt Từ Vựng Tiếng Anh


Rất nhiều bạn học tiếng Anh gặp khó khăn trong việc học từ vựng tiếng Anh. Gợi ý các bạn 5 bước để học từ vựng tiếng Anh nhanh và nhớ từ lâu hơn.

Bước 1: Bạn nên học theo chủ đề
Bạn nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng Anh của tác giả Xuân Bá, sách có hình ảnh và bài tập đi kèm, rất dễ nhớ. Bạn nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn .
Bước 2: Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt đa phần là từ ghép
Ví dụ:
waterfall = water (nước) + fall (ngã) = thác nước
football = foot (chân) + ball (bóng) = đá bóng
Tuy nhiên, vẫn còn 1 số từ ngoại lệ:
Ví dụ:
butterfly = butter (bơ) + fly (bay hoặc con ruồi) = con bướm
screwdriver = screw (ốc vít) + driver (người lái xe) = tua vít
Trong những trường hợp này, tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng (tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ) càng cụ thể, nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt.
Ví dụ: butterfly. Bạn hãy hình dung một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép.
Bước 3: Học các tiền tố và hậu tố. Tiền tố là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm. Hậu tố cũng tương tự nhưng là ở phía sau.
Để học cái này, bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của Tony Buzan, ở đó tổng hợp tất cả những điều này.
Ví dụ:
mis (sai) + understand (hiểu) = misunderstand (hiểu nhầm)
under (dưới) + ground (mặt đất) = underground (dưới mặt đất)
garden (làm vườn) + er (chỉ điều kiện hoặc hoạt động) = gardener (người làm vườn)
Sự kết hợp giữa bước 2 và 3:
Ví dụ: goal (khung thành) + keep (giữ) + er (chỉ điều kiện hoặc hoạt động) = goal (khung thành) + keeper (người giữ) = goal keeper = thủ môn
Bước 4: Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ (có điểm tương đồng) để dễ học và không bỏ sót từ nào 
Ví dụ: basketball, football, footballer, goalkeeper, runner, baseball…
Chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1 các môn thể thao: basketball, baseball, football
Nhóm 2 vận động viên: runner, goalkeeper, footballer
Bước 5: Phải học thường xuyên và có tính kiên trì 
Trên đây là một số cách cơ bản dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng Anh. Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ/ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì giới hạn không chỉ dừng lại ở 100 từ đâu. Chúc các bạn học từ vựng tiếng Anh tốt nhé.

bí quyết để học tiếng anh giỏi

Ngay cả những học viên chăm chỉ nhất, cầu tiến nhất, nỗ lực nhiều nhất… đôi khi cũng gặp phải rào cản tâm lí khi học tiếng Anh. Chỉ những người vượt qua mới là người chiến thắng.Vậy làm thế nào để có một tinh thần vững vàng, động lực mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu học tiếng Anh? Dưới đây là 3 hướng dẫn mà chúng tôi gửi đến các bạn. 

Thứ nhất, hãy luôn luôn ghi nhớ 2 điều sau đây:…

1) Nếu bạn không giỏi tiếng Anh, bạn sẽ khó xin việc và sẽ ngậm ngùi nhìn người khác qua mặt mình trong cuộc sống. Bạn sẽ không tiếp cận được với kho tàng kiến thức khổng lồ trên thế giới bằng tiếng Anh, lương bạn không cao, bạn không thể làm việc tốt với đối tác nước ngoài, …
ĐỪNG BAO GIỜ tự trấn an mình với tư tưởng rằng:
  • “Nhiều người không giỏi tiếng Anh cũng có sao đâu?”,
  • hay “ Mình vẫn còn khá tiếng Anh hơn khối người”;
  • “ Tiếng Anh tàm tạm thế này cũng được rồi”,
  • “ Còn nhiều thời gian mà, từ từ rồi bắt đầu học tiếng Anh cũng được”.
Nhiều người tự xoa dịu mình với những suy nghĩ đó vì nó khiến họ cảm thấy dễ chịu. Nhưng bạn ơi, điều đó không giúp tạo cho bạn động lực tốt để giỏi tiếng Anh.
Bạn cần cảm thấy được những bất lợi, những thiệt thòi, khó khăn nếu tiếng Anh kém.  Bạn cần cảm nhận thật RÕ RÀNG điều đó.
Bạn có thể bực tức, có thể khó chịu, có thể chua xót khi nghĩ đến nó… Nhưng không sao!
Điều đó nên xảy ra.
Bạn cần “khó chịu” đến nỗi bạn KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN VIỆC MÌNH CHƯA GIỎI TIẾNG ANH, đến nỗi bạn sẵn sàng tranh đấu quyết liệt đến cùng để thay đổi điều đó. Khi đó, hãy nghĩ đến điều bên dưới đây và chuyển những cảm xúc của bạn thành cảm xúc tích cực.
2) Nếu bạn giỏi tiếng Anh, vô số điều tốt đẹp sẽ đến với bạn:
  • Dễ ra trường, dễ tìm việc tốt lương cao.
  • Có cơ hội làm việc với đối tác nước ngoài – những người sẵn sàng trả cho bạn nhiều tiền.
  • Được đi học ở nước ngoài do công ty tài trợ, tự tin hơn khi đi du lịch nước ngoài.
  • Muốn đọc, xem tài liệu nào bằng tiếng Anh cũng được.
  • Trao đổi, học hỏi với những chuyên gia trên thế giới bằng tiếng Anh.
  • Có thể xem bất kì chương trình tiếng Anh nào bạn thích mà không cần đến phụ đề…
  • Và bạn có thể đạt đến đỉnh cao mà chỉ khi giỏi tiếng Anh bạn mới có thể vươn tới được.
Hãy cảm nhận những điều tuyệt vời khi bạn giỏi tiếng Anh.
Hãy hình dung trong đầu mình khoảnh khắc bạn sử dụng tốt tiếng Anh và đạt được những điều tuyệt vời đó. Ghi nhớ điều đó và cảm nhận nó mỗi ngày cho đến khi bạn có khao khát đủ lớn rằng: BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI GIỎI TIẾNG ANH ĐỂ THÀNH CÔNG HƠN.

Thứ hai, bạn hãy tìm một ai đó đã chinh phục được tiếng Anh làm tấm gương cho mình.

Nếu bạn thấy một người có hoàn cảnh gần giống bạn đạt được một điều gì đó, một niềm tin mạnh mẽ sẽ thúc giục bạn rằng “ Tôi cũng có thể đạt được kết quả như vậy!”.
bí quyết để học tiếng anh giỏi
Hơn nữa, bạn còn có thể học hỏi rất nhiều từ con đường họ đã trải qua: họ học như thế nào, họ vượt qua những khó khăn ra sao, đức tính kiên nhẫn và vượt khó của họ như thế nào…
Bạn hãy chọn cho mình một tấm gương thật sự truyền cảm hứng và tạo cho bạn nhiều động lực nhất mỗi khi nghĩ đến. Tấm gương càng gần gũi, càng tương đồng với hoàn cảnh của bạn bao nhiêu thì càng dễ tạo hiệu quả tích cực bấy nhiêu. Có một tấm gương, một hình mẫu đẹp để hướng đến sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh lâu dài.
Nếu bạn xuống tinh thần, làm biếng hay muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ đến tấm gương của bạn và hỏi mình rằng “ Lúc gặp phải hoàn cảnh [ tình huống của bạn ], [ người đó ] đã hành động như thế nào để đạt được kết quả như hôm nay?”. Trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

Thứ ba, hãy nhờ một ai đó kiểm tra và động viên bạn.

Với cách thứ ba này, bạn có thêm sự hỗ trợ từ người khác. Hãy tìm đến một người thân ( bạn bè, anh chị em, cha mẹ, người yêu…), một người bạn có thể tin cậy và  luôn sẵn sàng ủng hộ bạn.
Bạn hãy cùng họ thống nhất một lịch định kì để họ có thể kiểm tra và động viên bạn. Càng tuyệt vời hơn nếu người đó hiểu những khó khăn bạn đang phải vượt qua và có khả năng tiếng Anh để đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên quý giá cho bạn khi cần thiết.
Nếu bạn cần thường xuyên cập nhật những hướng dẫn, lời khuyên từ các chuyên gia, bạn có thể đăng ký tại đây.
Hơn thế nữa,  bạn có thể chia sẻ với nhiều người thân, và nhờ những người này kiểm tra, động viên bạn.
Chỉ một lời động viên chân thành từ người khác thôi cũng đem lại cho bạn sức mạnh tinh thần rất to lớn rồi. Nếu bạn luôn có bên mình 3 người, thậm chí 5 người luôn sẵn sàng ủng hộ, hướng dẫn mình thì sao?
Chắc chắn bạn sẽ luôn vững tin và không một khó khăn nào có thể làm bạn chùn bước.

Cuối cùng là một việc đơn giản nhưng cực kì hiệu quả.

Đó là viết nhật kí.
Khoan…khoan! Tôi không có ý định hướng dẫn bạn viết nhật kí bình thường đâu nhé!
Sao? Viết nhật kí bằng tiếng Anh ư?
Đó là một cách rất tốt nhưng không phải điều tôi muốn nói đến ở đây.
Ý tôi là: “Bạn hãy viết nhật kí mỗi ngày về sự tiến bộ của mình khi học tiếng Anh” và xem lại nhật kí vào cuối mỗi tuần để có thêm động lực học và tranh đấu.
Mỗi khi học được điều gì mới, hãy ghi lại. BẤT CỨ ĐIỀU GÌ! Chỉ cần nó có liên quan đến việc học tiếng Anh, hãy ghi nó lại. Việc này mất của bạn chưa đến 5 phút/ ngày.
Sau một tuần, hãy xem lại nhật kí của mình.
Hãy công nhận thành quả của mình. Hãy cảm thấy vui và hãnh diện trước những gì bạn đã học được ở những ngày qua, dù là nhỏ nhất.
Đừng coi thường việc làm này. Bạn sẽ cảm thấy đã học được rất nhiều, đã tiến bộ hơn rất nhiều so với 3 ngày, 5 ngày trước đây. Bạn sẽ cảm thấy “khí thế hừng hực” khi nhìn lại quãng đường bạn đã đi qua và sẽ có thêm động lực mạnh mẽ để học và tranh đấu.
Nhưng cho dù thế nào đi nữa, bạn hãy luôn nhớ rằng: 80% thành công khi học tiếng Anh đến từ bản thân bạn.
Chỉ cần có một tinh thần vươn lên mạnh mẽ và ý chí quyết tâm giỏi tiếng Anh, bạn sẽ đạt được thêm nhiều thành công trong cuộc sống.

học tiếng anh nên bắt đầu như thế nào

 Sau nhiều năm không đụng tới tiếng Anh, bỗng một hôm, bạn nhận ra tiếng Anh thật quan trọng với bạn.
Lưỡng lự ít phút, cuối cùng, bạn ra một quyết định có thể thay đổi cuộc sống của bạn trong tương lại. Bạn quyết định BẮT ĐẦU HỌC LẠI TIẾNG ANH.
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng tôi đang nói rất nghiêm túc.
Ra quyết định học tiếng Anh từ đầu không hề dễ dàng, nhất là khi bạn ở trên độ tuổi 20. Nhiều người thà chấp nhận hỏng kiến thức căn bản chỗ này chỗ nọ, chật vật mỗi khi đụng đến tiếng Anh,… chứ nhất quyết không bao giờ học tiếng Anh từ đầu.
Họ ngại phải học lại, họ cho rằng học tiếng Anh từ đầu là tốn thời gian. Họ cho rằng họ có thể nhanh chóng giỏi tiếng Anh hơn với một nền móng căn bản không thật sự vững chắc.
Nếu bạn mơ hồ, không nắm chắc các kiến thức nền tảng thì bạn cần học tiếng Anh từ đầu.  Điều này hết sức bình thường và là một quyết định đúng đắn. Sự thật là bạn chỉ mất không đến 3 tháng để nắm vững tất cả kiến thức căn bản.
Nhưng có điều, bạn nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào đây?
  • Bạn lang thang trên mạng và tìm xem “ học tiếng anh nên bắt đầu từ đâu”
  • Bạn tham khảo hàng loạt các ý kiến trên các diễn đàn
  • Bạn tìm kiếm các phương pháp học, giáo trình, chương trình học hiệu quả
  • Bạn tìm hiểu khóa học ở các trung tâm tiếng Anh…
Và bạn bị rối tung trước hàng loạt thông tin mà mình thu thập được.
KHOAN… KHOAN… KHOAN ĐÃ!
Đó không phải là điều bạn nên làm ngay! Trước khi làm bất kì điều gì khác, hãy đảm bảo bạn đã hoàn thành 4 điều mà chúng tôi hướng dẫn bạn trong bài viết này.
Thứ nhất, bạn cần kiểm tra trình độ hiện tại của mình.
Đây là điều bạn cần phải làm, đặc biệt vô cùng cần thiết nếu đã lâu bạn không sử dụng tiếng Anh. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người học tiếng Anh, đặc biệt là những người muốn học tiếng Anh từ đầu. Tôi thường hỏi họ rằng: “Trình độ tiếng Anh hiện nay của anh (chị) như thế nào?”.
Bạn đoán xem, 9/10 câu trả lời tôi nhận được đều khá mơ hồ và chung chung, đại khái như “ Tôi mất căn bản tiếng Anh”, “ Mình giao tiếp tiếng Anh không tốt, phản xạ chậm”, “ Tôi nghe tiếng Anh rất kém”, “ Mình biết ít từ vựng”…
Vì sao tôi gọi những câu trả lời đó là mơ hồ và chung chung? Vì nó không đo lường được chính xác bạn đang ở mức độ nào. Tốt nhất, bạn nên đánh giá khả năng tiếng Anh của mình dựa trên một thước đo tiêu chuẩn chung. Đương nhiên, lý tưởng nhất thang điểm của một bài thi tiếng Anh quốc tế.
“ Sao? Tôi đã không đụng tới tiếng Anh mấy năm nay, và anh khuyên tôi làm một bài thi tiếng Anh quốc tế à?”.
Vâng! Đúng thế đấy.
Một bài thi thông dụng, phù hợp để bạn kiểm tra trình độ của mình đó là bài thi của kì thi TOEIC quốc tế. Kỳ thi này không đòi hỏi vốn kiến thức hay từ vựng chuyên biệt, mà chỉ nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh của bạn trong hoạt động hàng ngày và môi trường làm việc mà thôi.
Nhưng đừng vội lo lắng! Tôi không khuyên bạn bỏ ra 35 USD để đăng ký thi TOEIC đâu.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra trình độ của mình bằng cách đăng ký thi thử TOEIC miễn phí ở một số nơi dạy tiếng Anh.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tự kiếm tra ở nhà bằng cách nghiêm túc giải 1 đề thi TOEIC của một trong những bộ đề thi TOEIC có trong các quyển sách học TOEIC. Thi thử TOEIC trực tuyến cũng là 1 phương án khác dành cho bạn.
Không có gì áp lực cả! Bạn chỉ thi để kiểm tra trình độ của mình mà thôi. Cứ thi đi ! Khi hoàn thành bài thi, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều về năng lực của mình so với trước đó. Đánh giá đúng trình độ hiện tại của mình sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định phương pháp, chiến lược học tập, cũng như lựa chọn giáo trình phù hợp.
Thứ hai, bạn cần xác định mục đích và kết quả mong muốn của bạn.
  • Bạn cần tiếng Anh để đi du học, để thăng tiến trong công việc hay để làm việc tại công ty nước ngoài?
  • Bạn muốn mình có thể sử dụng tốt tiếng Anh vào những việc gì? Bạn muốn có thể đọc báo, đọc tài liệu bằng tiếng Anh; nghe nhạc, xem phim không cần phụ đề; viết mail bằng tiếng Anh, nói tiếng Anh tự tin… hay chỉ cần có đủ điểm để nộp bằng ra trường ( hoặc lên chức).
  • Nếu có một chứng chỉ TOEIC để hỗ trợ cho công việc của bạn, bạn muốn đạt được 500, 600 hay 700 điểm. Và bạn muốn đạt được kết quả đó trong 3 tháng, 6 tháng hay 3, 4 năm sau?
Hãy xác định tất cả kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Càng xác định rõ ràng mục đích và kết quả, khả năng bạn đạt được mục đích đó càng cao hơn. Bạn sẽ luôn nhắm đúng mục tiêu để đầu tư thời gian, công sức học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
Bây giờ là thời gian của bạn để thực hiện 2 điều trên: kiểm tra trình độ và xác định rõ mục tiêu. Sau khi bạn hoàn thành xong, chúng ta sẽ tiếp tục với những điều còn lại trong bài học tiếng anh nên bắt đầu như thế nào tiếp theo nhé!

Những cách tự học từ vựng hiệu quả

Những cách tự học từ vựng hiệu quả


Mỗi người học có một cách riêng để học từ vựng. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có một số cách học khá phổ biến và hiệu quả như sau:

Học từ mới có kèm theo nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ

Học từ mới bằng cách nhóm các từ theo từng chủ điểm, từ loại hay mức độ sử dụng

Học từ mới qua việc làm các bài tập về từ vựng để có thể biết sử dụng từ một cách chính xác

• Học từ mới bằng cách viết chúng lên các tấm thẻ nhớ và thường xuyên tự kiểm tra xem đã nhớ được các từ mới hay chưa?

• v.v

Những phương pháp kể trên đều có hiệu quả và mỗi phương pháp phù hợp với từng đối tượng người học và từng cách học khác nhau. Tuy nhiên, có một cách học từ vựng rất hiệu quả bạn có thể thử áp dụng trong việc học từ mới của mình, đó là tìm ra mối quan hệ giữa các từ rồi nhóm chúng lại với nhau. Khi tiếp cận với các từ mới, bạn hãy tìm xem chúng có mối quan hệ gì với những từ bạn đã biết không hay giữa chúng có mối quan hệ gì không? Đây là cách giúp học và ghi nhớ từ mới rất hiệu quả. Có một số quan hệ giữa các từ trong tiếng Anh như sau:

Hyponymy (Bao nghĩa)



Chair (ghế tựa), bench (ghế băng trong trường học), armchair (ghế bành), bar-stool (ghế đẩu ngồi quán bar), pew (ghế băng trong nhà thờ), rocking-chair (ghế xích đu), deck-chair (ghế võng) đều là những từ chỉ ghế hay chỗ ngồi (seat). Vì vậy, tất cả chúng đều có liên quan đến nhau vì cùng có liên quan đến từ bao nghĩa “seat”.  Ghế tựa (a chair) hay ghế dài (a bench) thì đều là ghế (a seat) nhưng ghế (seat) thì không phải nhất thiết là chair hay bench.

Tương tự như vậy, car (ô tô con), bus (xe buýt), van (xe tải nhỏ), tram (xe điện), lorry (xe tải lớn), motor-cycle (xe máy), taxi (taxi) đều là những từ chỉ phương tiện giao thông.

Bạn cũng sẽ thấy việc ghi chép các từ theo hệ thống mạng lưới như sau rất có ích:

Với những sơ đồ như trên, bất kỳ khi nào có từ mới cùng nhóm, bạn cũng có thể bổ sung từ đó vào sơ đồ từ vựng của mình một cách dễ dàng.

Antonymy (Trái nghĩa)

Đây là mối quan hệ có tác động rất mạnh đến việc ghi nhớ từ vựng. Chẳng hạn khi bạn được hỏi về một từ liên quan đến ‘hot’, bạn sẽ trả lời ngay là ‘cold’, chứ không phải là những từ như ‘desert’, ‘sun’, ‘weather’.

Vì vậy, bạn sẽ thấy việc ghi chép và học từ theo từng cặp trái nghĩa là rất hiệu quả. Chẳng hạn như:

Clines (Cùng trường nghĩa)

Nhiều tính từ mặc dù không phải là từ đồng nghĩa nhưng ý nghĩa của chúng lại gần nhau vì cùng chỉ tính chất của một sự vật, sự việc, hay hiện tượng. Việc ghi chép và học từ theo trường nghĩa cũng chứng tỏ được sự hiệu quả của nó. Những từ mới sẽ dần được bổ sung vào danh mục từ trong quá trình học.

Ví dụ như khi nói về nhiệt độ, chúng ta có hàng loạt tính từ chỉ mức độ từ nhiệt độ thấp đến cao.

  

Hai từ ‘boiling’ (sôi) và  ‘mild’ (âm ấm) có thể được bổ sung vào danh mục từ này.

 Collocation (Cách kết hợp từ)

Có những từ thường được kết hợp với nhau thành một cụm từ có nghĩa như ‘perform a task’, ‘make a suggestion’, ‘do one’s homework’, v.v. Bạn cũng nên học cách ghi nhớ từ mới theo cách này vì đây là cách học có tính ứng dụng cao và bạn có thể nắm được cách sử dụng và kết hợp từ có hệ thống.

Các từ sẽ được ghi chép theo dạng sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ và gợi nhớ bằng hình ảnh như sơ đồ sau:

Điểm chung của tất cả những phương pháp ghi nhớ trên là sử dụng sơ đồ, biểu đồ để ghi chép từ mới một cách có hệ thống và hình ảnh. Đó cũng là ưu điểm vượt trội của phương pháp học từ mới này bởi việc ghi nhớ bằng hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với bằng chữ cái. Bạn cũng có thể sử dụng các màu sắc khác nhau trong sơ đồ từ vựng của mình và hãy nhớ là luôn ghi chép từ mới một cách có hệ thống

Những phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng anh

Nhớ những từ vựng tiếng anh là một khó khăn thực sự khi bạn bắt đầu học tiếng Anh. Có lần tớ đã thử cố gắng ghi nhớ đến 100 từ vựng tiếng anh mới, nhưng chỉ sau vài ngày tớ đã thất bại hoàn toàn vì tớ chỉ nhớ được 1/10 từ trong số đó/ Một trong những lý do khiến cho tớ và các bạn khó ghi nhớ là thiếu các phương pháp học thích hợp. Hầu như tớ chỉ cố gắng học vẹt và hậu quả là quên rất nhanh ngay sau đó. Sau nhiều lần thất bại, tớ đã rút ra cho mình những kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh thông dụng khá hiệu quả.
1.Đọc thật to.
Tớ không tham nhớ nhiều từ nữa ạ. Thay vào đó tớ chỉ cố gắng nhớ 10 từ thôi và đọc to nó lên.Khi bạn đọc to một từ nhiều lần có thể giúp bạn ghi nhớ nó lâu dài. Khi bạn đang đọc, hãy suy nghĩ về chi tiết của nó: Có bao nhiêu âm tiết? Trọng âm nằm ở đâu? Hãy cố gắng đọc từ đấy bằng nhiều giọng điệu khác nha: buồn, vui vẻ, vui mừng, câu hỏi …
Xem phim luyên nghe tiếng anh song song với việc đọc phụ đề song ngữ cũng là 1 cách khá hay.

2. Viết nó ra.
Viết ra một từ nhiều lần có thể giúp bạn ghi nhớ, bởi vì bạn sẽ được tập trung vào những chữ cái tạo thành những âm thanh khi bạn nói ra. Việc viết ra cũng tạo một hình ảnh, đôi khi bạn không thể nhớ được từ đâu, nhưng bạn nhớ được hình ảnh của từ đấy trong đầu cũng khiến bạn nhớ lại được. Dùng một quyển sổ nhỏ, viết các từ mới vào một bên và nghĩa của nó vào bên kia. Nếu quên, hãy viết lại, nếu vẫn quên? Lại viết lại lần nữa và thêm một con số nhỏ vào đằng sau để đánh dấu số lần nỗ lực để ghi nhớ nó. Quyển sổ của tớ này: tớ ghi từ ‘’itinetary’’ vào một bên quyển sổ và ghi nghĩa ‘’hành trình’’ vào một bên, nhưng tớ quên suốt thôi, nên quyển sổ của tớ có dạng: ————————————————�� �– Itinetary - Hành trình. Hành trình 2 Hành trình 3 (Vâng mất đến 3 lần để nhớ được từ này đấy ạ. ) ————————————————�� �–
từ vựng tiếng Anh cơ bảnGhi nhớ từ vựng tiếng Anh cơ bản
3.Sử dụng nó trong một câu. Hãy thử nghĩ một câu nói tự nhiên mà bạn có thể dùng đến. Ví dụ như từ vựng ‘’cục tẩy’’. Hãy đặt một câu như là ‘’Tôi muốn mượn bạn cục tẩy dể tẩy đi chỗ sai này’’. Như thế tốt hơn hẳn là nhớ một câu chung chung như ‘’đây là một cục tẩy’’ vào trong đầu. Tại sao bối cảnh lại rất quan trọng khi ghi nhớ từ mới? Vâng, trước hết ý nghĩa của các từ có thay đổi đáng kể dựa trên hoàn cảnh.Ví dụ như từ ‘’Get’’ có hàng trăm nghĩa, và học một vài nghĩa của nó không giúp ích gì lắm trong đời sống thực tế, hãy xem nhé:
I got out of bed, got the paper, got myself some breakfast, got some coffee, and began to get dressed and to get ready for work. I got in the car, got to the office, and got to work. I got a lot done, and still had time to get some money at the bank and get a sandwich at the deli for lunch.
Bạn thấy không? Nếu bạn cố gắng để nhớ định nghĩa của từng từ ‘’Get’’ trong từ điển, sẽ mất rất nhiều thời gian và khó nhớ. Thay vào đó, chúng ta có thể học nhiều nghĩa của nó trong một câu mà thôi.
4. Tìm những từ tương tự. Tìm những từ đồng nghĩa với từ đó, và tạo một biểu đồ mối quan hệ giữa các từ, làm cho chúng dễ nhớ hơn.Bạn càng tìm thấy nhiều từ giống nhau, biểu đồ đấy sẽ càng rõ ràng và ấn tượng, in sâu vào trong não bạn khiến bạn có thể lấy ra bất cứ khi nào cần. Hãy thử dùng Thesaurus. Thesaurus không phải là một từ điển, vì nó không đưa ra nghĩa của một từ, nhưng nó đem lại các từ đồng nghĩa. Ví dụ như bạn gõ từ ‘’business’’, bạn sẽ nhận được các từ tương đương như là ‘’commercer’’, ‘’exchange’’, ‘’trade’’, ‘’firm’’… Đây là một cách tuyệt vời để học thêm 5-6 từ vựng tiếng Anh cơ bản mới trong cùng một thời điểm để nâng cao số vốn từ của bạn.
Ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cơ bảnBiết thêm từ vựng tiếng Anh cơ bản với Thesaurus
5.Đọc.
Hãy đọc theo chủ đề, và cố gắng ghi nhớ tất cả các từ vựng tiếng Anh cơ bản có trong chủ đề đấy. Lấy ví dụ như chủ đề ‘’công sở’’. Bạn có thể học thêm vô số từ mới bổ sung vào bộ sưu tập của mình.
6. Đọc nữa, trên các tạp chí chuyên ngành Các tạp chí chuyên ngành sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong công việc, không chỉ vì lượng kiến thức chuyên môn mà nó đem lại, nó còn cung cấp nhiều từ chuyên môn mà khó thấy ở nơi khác. Nếu bạn đang học tiếng Anh thương mại, Én khuyên bạn nên đọc Guardian, The Economist và the New York Times nhé Thành thạo ý nghĩa của một từ, biết các từ đồng nghĩa với từ đấy và biết cả cách đặt từ đấy vào ngữ cảnh cho phù hợp chính là một trong những viên gạch góp phần xây dựng nên lâu đài tiếng Anh của bạn
ml=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));