Loading

Phương pháp Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả

(phương pháp học tiếng anh)Bạn nên nhớ người ta không vô tình nói " Nghe, Nói, Đọc, Viết" theo thứ tự  như vậy đâu. " Nghe, Nói, Đọc, Viết" là trình tự học tiếng anh tự nhiên nhất. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo trình tự trên hiệu quả thì khỏi phải bàn rồi. Kỹ năng Nghe luôn là một trong số các kỹ năng còn yếu của sinh viên hiện nay.



Khi bạn có thời gian chết sao bạn không luyên nghe tiếng anh nhỉ, rất thú vị đó. Đây là phương pháp luyện nghe của Thầy giáo biết 6 ngôn ngữ. Các bạn tham khảo nhé.
A.Nghe Thụ Động:
1. ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian.ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa! 

2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.
B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’


- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
3. Một số bài Audio trong Forum này:

Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh). 
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Phương pháp luyện nghe tiếng anh giao tiếp hay

Giống như các kỹ năng khác, luyện nghe tiếng anh giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức tiếng anh giao tiếp quốc tế. Nếu bạn có kỹ năng nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm tiếng anh và kỹ năng giao tiếp tiếng anh của mình.

Ngày nay việc sử dụng tiếng anh trong giao tiếp hàng ngày không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ  này thường xuyên thì kỹ năng nghe tiếng anh vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.
 
Luyện nghe tiếng anh giao tiếp, kỹ năng luyện nghe tiếng anh giao tiếp hay

    Phương pháp luyện nghe tiếng anh giao tiếp hay giúp bạn tự tin giao tiếp tiếng anh hàng ngày


Tip 1: Luyện phát âm tiếng Anh  giao tiếp chuẩn

Nhiều người sẽ băn khoan tại sao khi đang bàn tới kĩ năng luyện nghe tiếng Anh mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm  đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% sinh viên phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết sinh viên đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?

Giả sử khi bạn nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh trong lúc học, và nắm được nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng  là người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà cũng chẳng hiểu gì. Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm tiếng anh có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt.

Và một lời khuyên cho  giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng nhé
Biết được cách phát âm tiếng anh chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.
Tip 2: Hãy cố gắng tập trung vào từng phần khi luyện nghe tiếng anh giao tiếp
Khi nghe bạn hãy thực sự tập trung. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Điều sợ nhất trong luyện nghe tiếng Anh giao tiếp là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe cả buổi mà không cố gắng tập trung thì cũng không nên cơm cháo gì đâu bạn nhé.
Tip 3: Luyện nghe tiếng anh giao tiếp theo phương pháp ngược

Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.

Đôi khi bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn làm ngược lại. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe.

Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú.  Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe.

Bạn cũng phải thường xuyên để ý đến những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.

Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.

Tip 4: Khi nghe tiếng Anh hãy để tâm lý mình thật thoải mái và rèn luyện khả năng dự đoán

Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh là họ quá  hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được.

Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.

Có 1 điều đặc biệt đó là không phải bạnh cứ nghe nhiều là tốt, việc nghe nhiều cần kết hợp với việc bạn tập trung trọng tâm vào 1 vấn đề giao tiếp cụ thể. Nhiều người cứ cố gắng nghe từng từ một , cố gắng nghe hết nhưng thực sự đến sau những cái bạn nghe đó vẫn không hề ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng tiếng anh.

Tip 5: Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe tiếng anh giao tiếp

Vi
ệc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp tốt cần cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tiếng Anh tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau.

Ngày nay các nguồn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày khá phong phú, các nguồn nghe trên internet, phương tiện truyền thông và nguồn các nhân đều thuận tiện cho việc luyện nghe. Bạn có thể học luyện nghe tiếng anh giao tiếp qua các kênh thông tin như bổ ích như BBC, CNN, VOA....

Để luyện nghe tiếng anh giao tiếp hiệu quả hàng ngày là khó nhưng không phải là điều không thể làm được nếu như bạn có một sự quyết tâm, cố gắng nổ lực phấn đấu hết sức mình trong việc học thì chắc rằng mọi thứ sẽ dễ dàng và suôn sẻ hơn nhiều đấy. Chúc các bạn thành công!

Làm sao để Nghe – Nói lưu loát?



Phần 1: NÓI:

  • Phải “nạp” đủ lượng câu đối đáp Small Talk. Đó là những câu giao tiếp cực ngắn theo kiểu Mỹ với tần suất sử dụng lên đến 100% trong cuộc sống hàng ngày. Khi học, bạn hãy “diễn” lặp lại (tự đọc to có diễn cảm như đang nói) thường xuyên để ghi nhớ sâu. Việc lặp lại 1 lần tương đương với việc được thực tập nói 1 lần).

  • Nạp đủ lượng cấu trúc câu. Đó là những cụm động từ vốn chỉ cần thêm chủ từ và các trạng từ cần thiết là có thể biến thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau. Để học cấu trúc câu hiệu quả, phải học thuộc câu chứa nó.

  • Học câu là đã học được mọi thứ trong ngôn ngữ. Khi học câu, bạn hiểu được cách dùng cấu trúc, hiểu được ngữ pháp, học được từ vựng và cách ứng dụng của nó ngoài thực tế.

  • Nạp đủ lượng từ vựng cơ bản. Đây là lượng từ dùng để lắp ghép vào các cấu trúc câu đã học bên trên để biến thành nhiều câu từ 1 cấu trúc. Bản thân từ vựng không phải tự chúng có thể lắp ghép lại thành câu bằng ngữ pháp, mà phải thông qua các cấu trúc cụm động từ mới có thể biến đổi thành nhiều câu khác nhau.

  • Học thuộc nhuần nhuyễn đến ngưỡng “CÓ”. Ngưỡng “có” được định nghĩa là: nghe là nhận ra ngay, muốn nói là nhớ ngay. Nếu trong vòng 3-7 giây mà bạn không thể nhớ 1 từ hay 1 câu bất kỳ, bạn sẽ không nói được tiếng Anh.
Ví dụ: cấu trúc “to get caught in the rain” – bị mắc mưa
Ta có thể dùng cấu trúc này để biến đổi thành những câu khác như sau:
got caught in the rain last night.
Tối hôm qua tôi bị mắc mưa.
I don’t like getting caught in the rain.
Tôi không thích bị mắc mưa.
Run quickly or you’ll get caught in rain.
Chạy nhanh lên nếu không bạn sẽ bị mắc mưa đấy.
Còn có thể biến đổi thành rất nhiều câu khác nhau nữa từ cấu trúc trên.


Phần 2: NGHE:
  • Bạn phải học mọi thứ trong phần NÓI bên trên sao cho đạt được ngưỡng “CÓ”. Vì nếu bạn không nhớ câu từ trong vòng vài giây sau khi nghe thì xem như bạn không thể nghe được.

  • Học cấu trúc câu để nhận ra ý người nói trong khi nghe. Người bản xứ không nghe từng từ, mà nghe thông qua việc hiểu cấu trúc. Khi hiểu cấu trúc và biết rõ nghĩa của cấu trúc đó, thì lúc nghe bạn hiểu được ngay và tất cả bạn chỉ cần lắng nghe là thêm 1 vài từ nữa là hiểu tất cả.

  • Luyện tập âm chuẩn bản xứ thì mới nghe được giọng bản xứ. Nếu giọng của bạn quá xa lạ với giọng bản xứ thì bạn sẽ không thể nghe được gì, trừ những từ bạn đã quá quen. Điều này cũng giống như bạn là người miền Tây Nam Bộ, lần đầu tiên ra Huế hay Quảng Nam, Quảng Trị… thì bạn sẽ không thể nghe họ nói và họ cũng chẳng hiểu bạn nói gì. Nhưng nếu bạn không tập âm mà ngồi luyện nghe, thì đôi khi 5 năm bạn cũng chưa nghe được.

Tài liệu tiếng Anh giao tiếp, nghe nói

 Tài liệu tiếng Anh giao tiếp, nghe nói
Học tiếng Anh giao tiếp qua điện thoại
Các câu nói tiếng Anh thông thường
Đây là một tài liệu giúp ai muốn học tiếng Anh nóng để giao tiếp với bạn bè và trong những tình huống cần thiết khi phải tiếp xúc với người nước ngoài.
Download tại đây
Kỹ năng nghe tiếng anh - Bí quyết nghe tiếng Anh tốt
Better speaking - Làm thế nào để nói tốt hơn?
Cách phát âm tiếng Anh
Làm thế nào để nói tiếng anh như người nước ngoài
Pronunciation dictionary
This study guide enables readers to make the best use of the Longman Pronunciation Dictionary. The dictionary and study guide together are a powerful aid to the study of English pronunciation.
Download tại đây
ml=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));