Loading

học tiếng anh nên bắt đầu như thế nào

 Sau nhiều năm không đụng tới tiếng Anh, bỗng một hôm, bạn nhận ra tiếng Anh thật quan trọng với bạn.
Lưỡng lự ít phút, cuối cùng, bạn ra một quyết định có thể thay đổi cuộc sống của bạn trong tương lại. Bạn quyết định BẮT ĐẦU HỌC LẠI TIẾNG ANH.
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng tôi đang nói rất nghiêm túc.
Ra quyết định học tiếng Anh từ đầu không hề dễ dàng, nhất là khi bạn ở trên độ tuổi 20. Nhiều người thà chấp nhận hỏng kiến thức căn bản chỗ này chỗ nọ, chật vật mỗi khi đụng đến tiếng Anh,… chứ nhất quyết không bao giờ học tiếng Anh từ đầu.
Họ ngại phải học lại, họ cho rằng học tiếng Anh từ đầu là tốn thời gian. Họ cho rằng họ có thể nhanh chóng giỏi tiếng Anh hơn với một nền móng căn bản không thật sự vững chắc.
Nếu bạn mơ hồ, không nắm chắc các kiến thức nền tảng thì bạn cần học tiếng Anh từ đầu.  Điều này hết sức bình thường và là một quyết định đúng đắn. Sự thật là bạn chỉ mất không đến 3 tháng để nắm vững tất cả kiến thức căn bản.
Nhưng có điều, bạn nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào đây?
  • Bạn lang thang trên mạng và tìm xem “ học tiếng anh nên bắt đầu từ đâu”
  • Bạn tham khảo hàng loạt các ý kiến trên các diễn đàn
  • Bạn tìm kiếm các phương pháp học, giáo trình, chương trình học hiệu quả
  • Bạn tìm hiểu khóa học ở các trung tâm tiếng Anh…
Và bạn bị rối tung trước hàng loạt thông tin mà mình thu thập được.
KHOAN… KHOAN… KHOAN ĐÃ!
Đó không phải là điều bạn nên làm ngay! Trước khi làm bất kì điều gì khác, hãy đảm bảo bạn đã hoàn thành 4 điều mà chúng tôi hướng dẫn bạn trong bài viết này.
Thứ nhất, bạn cần kiểm tra trình độ hiện tại của mình.
Đây là điều bạn cần phải làm, đặc biệt vô cùng cần thiết nếu đã lâu bạn không sử dụng tiếng Anh. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người học tiếng Anh, đặc biệt là những người muốn học tiếng Anh từ đầu. Tôi thường hỏi họ rằng: “Trình độ tiếng Anh hiện nay của anh (chị) như thế nào?”.
Bạn đoán xem, 9/10 câu trả lời tôi nhận được đều khá mơ hồ và chung chung, đại khái như “ Tôi mất căn bản tiếng Anh”, “ Mình giao tiếp tiếng Anh không tốt, phản xạ chậm”, “ Tôi nghe tiếng Anh rất kém”, “ Mình biết ít từ vựng”…
Vì sao tôi gọi những câu trả lời đó là mơ hồ và chung chung? Vì nó không đo lường được chính xác bạn đang ở mức độ nào. Tốt nhất, bạn nên đánh giá khả năng tiếng Anh của mình dựa trên một thước đo tiêu chuẩn chung. Đương nhiên, lý tưởng nhất thang điểm của một bài thi tiếng Anh quốc tế.
“ Sao? Tôi đã không đụng tới tiếng Anh mấy năm nay, và anh khuyên tôi làm một bài thi tiếng Anh quốc tế à?”.
Vâng! Đúng thế đấy.
Một bài thi thông dụng, phù hợp để bạn kiểm tra trình độ của mình đó là bài thi của kì thi TOEIC quốc tế. Kỳ thi này không đòi hỏi vốn kiến thức hay từ vựng chuyên biệt, mà chỉ nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh của bạn trong hoạt động hàng ngày và môi trường làm việc mà thôi.
Nhưng đừng vội lo lắng! Tôi không khuyên bạn bỏ ra 35 USD để đăng ký thi TOEIC đâu.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra trình độ của mình bằng cách đăng ký thi thử TOEIC miễn phí ở một số nơi dạy tiếng Anh.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tự kiếm tra ở nhà bằng cách nghiêm túc giải 1 đề thi TOEIC của một trong những bộ đề thi TOEIC có trong các quyển sách học TOEIC. Thi thử TOEIC trực tuyến cũng là 1 phương án khác dành cho bạn.
Không có gì áp lực cả! Bạn chỉ thi để kiểm tra trình độ của mình mà thôi. Cứ thi đi ! Khi hoàn thành bài thi, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều về năng lực của mình so với trước đó. Đánh giá đúng trình độ hiện tại của mình sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định phương pháp, chiến lược học tập, cũng như lựa chọn giáo trình phù hợp.
Thứ hai, bạn cần xác định mục đích và kết quả mong muốn của bạn.
  • Bạn cần tiếng Anh để đi du học, để thăng tiến trong công việc hay để làm việc tại công ty nước ngoài?
  • Bạn muốn mình có thể sử dụng tốt tiếng Anh vào những việc gì? Bạn muốn có thể đọc báo, đọc tài liệu bằng tiếng Anh; nghe nhạc, xem phim không cần phụ đề; viết mail bằng tiếng Anh, nói tiếng Anh tự tin… hay chỉ cần có đủ điểm để nộp bằng ra trường ( hoặc lên chức).
  • Nếu có một chứng chỉ TOEIC để hỗ trợ cho công việc của bạn, bạn muốn đạt được 500, 600 hay 700 điểm. Và bạn muốn đạt được kết quả đó trong 3 tháng, 6 tháng hay 3, 4 năm sau?
Hãy xác định tất cả kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Càng xác định rõ ràng mục đích và kết quả, khả năng bạn đạt được mục đích đó càng cao hơn. Bạn sẽ luôn nhắm đúng mục tiêu để đầu tư thời gian, công sức học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
Bây giờ là thời gian của bạn để thực hiện 2 điều trên: kiểm tra trình độ và xác định rõ mục tiêu. Sau khi bạn hoàn thành xong, chúng ta sẽ tiếp tục với những điều còn lại trong bài học tiếng anh nên bắt đầu như thế nào tiếp theo nhé!

600 từ vựng có nghĩa tiếng Việt

600 từ vựng có nghĩa tiếng Việt đây nhé ^o^ Mình biết là nhiều bạn muốn vocab giải nghĩa tiếng Việt hơn là kiểu Anh-Anh và sau một hồi tìm tòi trên google, mình đã tìm thấy ==" Các bạn vào đây down về rồi in ra học nhé Biểu tượng cảm xúc grin
http://www.mediafire.com/view/?thth785skb9urf4 

Cách biểu đạt niềm vui trong tiếng anh giao tiếp

Bài học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hôm nay chia sẻ cho các bạn những mẫu câu tiếng anh thông dụng để bày tỏ niềm vui của mình khi nói chuyện cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nhé : 

Các câu nói chung chung thường rất ngắn gọn, ví dụ:
“I’m very happy right now.”
“I’m happy.”
 
Tiếng anh giao tiếp hàng ngày - mẹo học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hay
“I haven’t been this happy in a long time.”
“I don’t think I can be any happier right now.”
Đó chỉ là một số mẫu câu giao tiếp đơn giản nhất. Thông thường thì bạn sẽ giải thích rõ hơn lý do khiến bạn/ ai đó khác cảm thấy phấn chấn, ví dụ:
“I’m so happy I got a job offer.” (có việc làm mới)
“I was happy when I received an A for my final report.” (đạt điểm cao)
“I’ll be happy when that happens.” 
“This semester is such a headache. I’ll be so happy when it’s over.”
“My brother was happy after passing the examination.” (đỗ đạt)
“I think my mother was happier than I was when I got into the University.”
“If you find a job you are happy with, then that is the perfect job for you.”
Trung tâm dạy tiếng anh - địa chỉ trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp chuyên nghiệp cho người đi àm
“It’s more important to be happy with your job then what other people think.”
Đừng chỉ biết dùng từ “happy”, mà hãy chọn những cách diễn đạt phong phú và văn vẻ hơn nữa nhé, ví dụ như :
“I’m feeling pretty good right now.”
“I’m in a very good mood.”
“I feel great!”
“I’m so glad I didn’t have to go to work today.”
“It feels so good taking a long vacation.”
“This is so awesomeI can’t believe this happened.
“I got everything I ever wanted. I feel so blessed.”

“My brother was jumping around everywhere when he heard he got into Stanford.”
Diễn đạt niềm vui sướng tột cùng, chúng ta có thể sử dụng các mẫu câu sau (tương tự câu “Sướng như tiên/ như trên chín tầng mây” trong tiếng Việt):
“I’m on cloud nine right now.”
 
Học tiếng anh giao tiếp - khóa học tiếng anh giao tiếp công việc ĐỘT PHÁ Toeic Speaking Writing
“I feel like I’m in paradise.”
“I feel like I’m on top of the world.”
“I feel like a king.”
“I feel like a champion.”
“I feel invincible.”
Hy vọng bài học sẽ giúp ích cho các bạn trong giao tiếp hàng ngày thành thạo hơn nhé. GOOD LUCKY!


Zing Blog

★ CÁC ĐỘNG TỪ NẤU NƯỚNG ★

★ CÁC ĐỘNG TỪ NẤU NƯỚNG ★
(Các bạn nữ nên nhớ nhé )
1. Peel -- /pi:l/ -- gọt vỏ, lột vỏ
2. Chop -- /tʃɔp/ -- xắt nhỏ, băm nhỏ
3. Soak -- /souk/ -- ngâm nước, nhúng nước
4. Drain -- /drein/ -- làm ráo nước
5. Marinate -- /ˈmarɪneɪt/ -- ướp
6. Slice -- /slais/ -- xắt mỏng
7. Mix -- /miks/ -- trộn
8. Stir -- /stə:/ -- khuấy, đảo (trong chảo)
9. Blend -- /blɛnd/ -- hòa, xay (bằng máy xay)
10. Fry -- /frai/ -- rán, chiên
11. Bake -- /beik/ -- nướng bằng lò
12. Boil -- /bɔil/ -- đun sôi, luộc
13. Steam -- /sti:m/ -- hấp
14. Grill -- /gril/ -- nướng
15. Bone -- /boun/ -- lọc xương
16. Stir fry -- /stə: frai/ -- xào
17. Stew -- /stju:/ -- hầm
18. Roast -- /roust/ -- quay
19. Simmer -- /'simə/ -- ninh
20. Spread -- /spred/ -- phết, trét (bơ, pho mai...)
21. Crush -- /krʌʃ/ -- ép, vắt, nghiền.
22. Knead -- /ni:d/ -- nhào bột.

CỤM “AS....AS” TRONG TIẾNG ANH

CỤM “AS....AS” TRONG TIẾNG ANH
1. as long as: chỉ cần, miễn sao
ex: As long as you love me: Chỉ cần em yêu anh
ex: Jack can go home early as long as he finishes his work: Jack có thể về sớm, chỉ cần anh ấy làm xong việc.
2. as well as: cũng như
ex: Mary as well as other foreign people wants to travel to Ha Long Bay very much: Mary cũng như những người nước ngoài khác rất muốn du lịch vịnh Hạ Long.
3. as early as: ngay từ
ex: As early as the first time I met Henry, I recognized his humour: Ngay từ lần đầu gặp Henry, tôi đã thấy anh ấy rất hài hước.
4. as far as: theo như
ex: As far as I know, Daisy is the youngest staff at this company: Như tôi được biết thì Daisy là nhân viên trẻ nhất tại công ty này.
5. as good as: gần như
ex: I’ve tasted as good as all kinds of Phở in Hanoi: Tôi đã thử gần như toàn bộ các món phở ở Hà Nộ

MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG THƯỜNG NGÀY

MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG THƯỜNG NGÀY
1. Knod your head -- Gật đầu
2. Shake your head -- Lắc đầu
3. Turn your head -- Quay đầu, ngoảnh mặt đi hướng khác.
4. Roll your eyes -- Đảo mắt
5. Blink your eyes -- Nháy mắt
6. Raise an eyebrow / Raise your eyebrows -- Nhướn mày
7. Blow nose -- Hỉ mũi
8. Stick out your tongue -- Lè lưỡi
10. Clear your throat -- Hắng giọng, tằng hắng
11. Shrug your shoulders -- Nhướn vai
12. Cross your legs -- Khoanh chân, bắt chéo chân (khi ngồi.)
13. Cross your arms -- Khoanh tay.
14. Keep your fingers crossed -- bắt chéo 2 ngón trỏ và ngón giữa (biểu tượng may mắn, cầu may.)
15. give the finger -- giơ ngón giữa lên (F*** you)
16. Give the thumbs up/down -- giơ ngón cái lên/xuống (khen good/bad)

Các dạng đặc biệt của câu so sánh

1.So sánh dạng gấp nhiều lần (Multiple Numbers Comparison)

Đó là dạng so sánh về số lần: một nửa(half), gấp đôi (twice), gấp ba (three times)…
Ở dạng so sánh này, chúng ta sẽ sử dụng so sánh bằng và phải xác định được danh từ là đếm được hay không đếm được.
Cấu trúc: S + V + multiple numbers + as + much/many/adj/adv + (N) + as + N/pronoun.
Ví dụ:
The bicycle costs three times as much as the other one.
Mary types twice as fast as I do.  
Lưu ý: twice that many/twice that much = gấp đôi ngần ấy... chỉ được dùng trong văn nói, không được dùng trong văn viết.
Ví dụ: 
We have expected 80 people at that rally, but twice that many showned up. (twice as many as that number).

2.So sánh kép (Double comparison): 

Mẫu câu 1:
The + comparative + S + V + the + comparative + S + V
Ví dụ: The sooner you take your medicince, the better you will feel
Mẫu câu 2: The more + S + V + the + comparative + S + V
Ví dụ: The more you study, the smarter you will become
Mẫu câu 3: Đối với cùng một tính từ:
Short adj:S + V + adj + er + and + adj + er
Long adj:S + V + more and more + adj
Ví dụ: The weather gets colder and colder

3.So Sánh hơn kém không dùng “than”

Phải có “the” trước tính từ hoặc trạng từ so sánh. Chú ý phân biệt với so sánh hơn nhất. Thường trong câu sẽ có cụm từ “of the two+noun”
Ví dụ:
Harvey is the smarter of the two boys
Of the two books, this one is the more interesting
- See more at: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/hoc-tieng-anh-cung-oxford/cac-dang-dac-biet-cua-cau-so-sanh-674.html#sthash.XwCHJJiW.dpuf

những kiến thức nâng cao về câu điều kiện trong tiếng Anh

Câu điều kiện ở dạng đảo

Trong tiếng Anh câu điều kiện loại II/ III thường được dùng ở dạng đảo.
Ví dụ:
 Were I the president, I would build more hospitals.
Had I taken his advice, I would be rich now.

Đảo ngữ của câu điều kiện

1.Đảo ngữ câu điều kiện loại I:

Cấu trúc : Should + S + Vo, S + Will +Vo
ví dụ: If he has free time, he’ll play tennis. => Should he have free time, he’ll play tennis

2. Đảo ngữ câu điều kiện loại II:

Cấu trúc: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo
Ví dụ: If I learnt Russian, I would read a Russian book. => Were I to learn Russian, I would read a Russian book

3. Đảo ngữ câu điều kiện loại 3:

Cấu trúc: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved
Ví dụ: If he had trained hard, he would have won the match. =>  Had he trained hard, he would have won the match.
If not = Unless
- Unless cũng thường được dùng trong câu điều kiện - lúc đó Unless = If not.
 Ví dụ:
Unless we start at once, we will be late = If we don't start at once we will be late.
Unless you study hard, you won't pass the exams = If you don't study hard, you won't pass the exams.

Một số biến thể có thể có của các cụm động từ trong các vế của câu điều kiện:

1.LOẠI I

A. Biến thể của cụm động từ trong mệnh đề chính (main clause)
- Đối với trường hợp muốn nhấn mạnh tính có thể xảy ra sự việc
If + present simple, ... may/might + V-inf.
Ví dụ. If the weather gets worse, the flight may/might be delayed.
- Đối với trường hợp thể hiện sự đồng ý, cho phép, gợi ý
If + present simple, ... may/can + V-inf.
Ví dụ. If it stops raining, we can go out.
- Đối với câu gợi ý, khuyên răn, đề nghị hoặc yêu cầu nhưng nhấn mạnh về hành động
If + present simple, ... would like to/must/have to/should... + V-inf.
Ví dụ. If you go to the library today, I would like to go with you.
If you want to lose weight, you should do some exercise.
- Đối với trường hợp muốn diễn tả hậu quả tất yếu của điều kiện đặt ra theo quy luật hoặc thói quen
If + present simple, present simple.
Ví dụ. If you eat this poisonous fruit, you die at once.
If you boil water, it turns to vapor.
- Đối với trường hợp có thể xảy ra trong tương lai và nhấn mạnh trạng thái diễn ra/hoàn thành của sự việc
If + present simple, future continuous/future perfect.
Ví dụ. If we leave Hanoi for Hue today, we shall be staying in Hue tomorrow.
If you do your home work right now, you will have finished it in 2 hours' time.
- Đối với câu mệnh lệnh (chủ ngữ ẩn ở mệnh đề chính)
If + present simple, (do not) V-inf.
Ví dụ. If you are hungry, go to a restaurant.
If you feel cold, don't open the door.
- Đối với câu khuyên răn, trong trường hợp này không thực sự là một câu điều kiện bởi "if" mang nghĩa như "as, since, because"
If + present simple, why do (not) + V-inf.
Ví dụ: If you like the movie, why don't you go to the cinema?
B. Biến thể của cụm động từ trong mệnh đề điều kiện (if-clause)
- Đối với trường hợp đang xảy ra ngay trong hiện tại
If + present continuous, simple future.
Ví dụ. If he is working, I won't disturb him.
If you are doing exercises, I shall wait.
If I am playing a nice game, don't put me to bed.(tương đương simple future)
- Đối với trường hợp không chắc về thời gian của điều kiện có thật mà nhấn mạnh tính hoàn tất của nó
If + present perfect, simple future.
Ví dụ. If you have finished your homework, I shall ask for your help.
- Đối với câu gợi ý nhưng nhấn mạnh về điều kiện
If + would like to + V-inf, ... will/can/must/nothing + V-inf.
Ví dụ. If you would like to go to the library today, I can/will go with you.
- Đối với câu đề nghị, gợi ý, bày tỏ ý kiến mang tính lịch sự
If + can/may/must/have to/should/be going to + V-inf, simple future.
Ví dụ. If I can help you, I will.
If I may get into the room now, I shan't feel cold.
If I must/have to take the oral test, I shall feel afraid.
If you are going to go to University, you must study hard before an entrance examination.
If you should see her tomorrow, please tell her to phone me at once. (tương đương probably)
Lưu ý: Trong câu "if + subject + should + V-inf.", should có thể được đưa lên đầu câu thay "if"
Should + V-inf., simple future.
Ví dụ. Should you see him on the way home from work, please tell him to call on me
Tương tự như vậy, ta có một số biến thể ít phổ biến hơn của cụm động từ đối với GIẢ ĐỊNH KHÔNG CÓ THỰC (unreal conditions loại II và III), tuỳ vào việc muốn nhấn mạnh và trạng thái diễn tiến hay hoàn thành của sự việc trong mệnh đề điều kiện hoặc sự việc trong mệnh đề chính.

2.LOẠI II

A. Mệnh đề chính (main clause)
- If + past simple, ... would/should/could/might/had to/ought to + be V-ing.
Ví dụ. If we left Hanoi for Hue this morning, we would be staying in Hue tomorrow.
- If + past simple, past simple. (việc đã xảy ra)
Ví dụ. If the goalkeeper didn't catch the ball, they lost.
- If + past simple, ... would be + V-ing.
Ví dụ. If I were on holiday with him, I would/might be touring Italy now.
- If dùng như "as, since, because" có thể kết hợp với động từ ở nhiều thì khác nhau trong mệnh đề chính và không thực sự là một câu điều kiện.
Ví dụ. If you knew her troubles, why didn't you tell me?
B. Mệnh đề phụ (if-clause)
- If + past continuous, ... would/could + V-inf.
Ví dụ. If we were studying English in London now, we could speak English much better.
- If + past perfect, ... would/could + V-inf.
Ví dụ. If you had taken my advice, you would be a millionaire now.

3. LOẠI III

A. Mệnh đề chính (main clause)
- If + past perfect, ... could/might + present perfect.
Ví dụ. If we had found him earlier, we could have saved his life.
- If + past perfect, present perfect continuous.
Ví dụ. If you had left Hanoi for Haiphong last Saturday, you would have been swimming in Doson last Sunday.
- If + past perfect, ... would + V-inf.
Ví dụ. If she had followedmy advice, she would be richer now.
If you had taken the medicine yesterday, you would be better now.
B. Mệnh đề phụ (if-clause)
- If + past perfect continuous, ... would + present perfect.
Ví dụ. If it hadn't been raining the whole week, I would have finished the laundry
Đối với trường hợp "if" được sử dụng như một liên từ dùng để bắt đầu một mệnh đề phụ trạng ngữ chỉ điều kiện về thời gian, lúc này "if = when". Vậy "if" và "when" khác nhau thế nào?
- WHEN: được dùng khi diễn tả một điều gì đó chắc chắn xảy ra.
Ví dụ. I am going to do some shopping today. When I go shopping, I'll buy you some coffee.
- IF: được dùng khi diễn tả một điều không chắc chắn (có thể hoặc không thể) xảy ra trong tương lai.
Ví dụ. I may go shopping today. If I go shopping, I'll buy you some coffee.
Lưu ý: Động từ chính trong mệnh đề phụ trạng ngữ bắt đầu bằng "when" hoặc "if" luôn ở thì present simple mặc dù hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: When/If he arrives tomorrow, I'll tell him about it
- See more at: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/hoc-tieng-anh-cung-oxford/mot-so-kien-thuc-nang-cao-ve-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh-621.html#sthash.wDAHc7aS.dpuf

Câu giả định (Subjuntive)

Tìm hiểu về câu giả định trong tiếng Anh
Câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến là loại câu không có tính chất ép buộc như câu mệnh lệnh, để chỉ mong muốn ai đó làm một việc gì đó. Loại câu này rất hay dùng trong tiếng Anh giao tiếp cũng như các kỳ thi tiếng Anh như TOEIC, IELTS,TOEFL

1.Câu giả định dùng would rather  và that

1.1 Diễn tả sự việc ở hiện tại (present subjunctive):

Mẫu câu:S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form] …
I would rather that you call me tomorrow.
He would rather that I don’t take this train.

1.2 Diển tả sự việc  đối lập với thực tế ở hiện tại

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] …
Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does.
(His girlfriend does not work in the same department)
Jane would rather that it were winter now. (Infact, it is not winter now)
Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn’t + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.
Henry would rather that his girlfriend didn’t work in the same department as he does.
Jane would rather that it were not winter now.

1.3. Diễn tả sự việc  trái ngược với thực tế ở quá khứ

S1 + would rather that + S2 + past perfect …
Bob would rather that Jill had gone to class yesterday.
(Jill did not go to class yesterday)
Bill would rather that his wife hadn’t divorced him.
Chú ý: Ngữ pháp hiện đại cho phép lược bỏ that trong một số câu giả định dùng would rather

2. Câu giả định dùng với các động từ trong bảng dưới đây

Advise
Demand
Prefer
Require
Ask
Insist
Propose
Stipulate
Command
Move
Recommend
Suggest
Decree
Order
Request
Urge
- Trong câu nhất định phải có that.
- Động từ  sau chủ ngữ 2 ở dạng nguyên thể bỏ to.
Subject1 + verb + that + subject 2+ [verb in simple form] ...
Ví dụ:
We urge that he leave now.
Nếu bỏ that đi chủ ngữ 2 sẽ trở thành tân ngữ, động từ trở về dạng nguyên thể có to, câu sẽ mất đi ý nghĩa giả định và trở thành câu bình thường.
Ví dụ:
We urge him to leave now.
Lưu ý : Trong tiếng Anh-Anh (British English), trước động từ nguyên thể bỏto có should. Nhưng trong tiếng Anh -Mỹ (American English) người ta bỏ nó đi.
Một số ví dụ
The judge insisted that the jury return a verdict immediately.
The university requires that all its students take this course.
The doctor suggested that his patient stop smoking.
Congress has decreed that the gasoline tax be abolished.
We proposed that he take a vacation.
move that we adjourn until this afternoon.

3. Câu giả định dùng với tính từ

Các tính từ dùng trong câu giả định gồm các tính từ trong bảng dưới đây.
Advised
Necessary
Essential
Vital
Recommended
Urgent
Important
Obligatory
Required
imperative
Mandatory
Proposed
Suggested
Trong công thức sau, adjective chỉ định một trong các tính từ có trong bảng trên.
it + be + adjective + that + subject + [verb in simple form ]...(any tense)
Một số ví dụ:
It is necessary that he find the books.
It was urgent that she leave at once.
It has been proposed that we change the topic.
It is important that you remember this question.
It has been suggested that he forget the election.
It was recommended that we wait for the authorities.
Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên theo công thức sau.
it + be + noun + that + subject + [verb in simple form ]...(any tense)
Ví dụ:
It is a recommendation from a doctor that the patient stop smoking.

4. Dùng với một số trường hợp khác

- Câu giả định còn dùng được trong một số câu cảm thán, thường bao hàm các thế lực siêu nhiên.
Ví dụ:
God save the queen !. Chúa phù hộ cho nữ hoàng.
God be with you ! = good bye (khi chia tay nhau)
Curse this frog !: chết tiệt con cóc này
- Dùng với một số thành ngữ:
  • Come what may: dù có chuyện gì đi nữa.
Ví dụ:
Come what may we will stand by you.
  • If need be : nếu cần
Ví dụ:
If need be we can take another road.
- Dùng với  if this be trong trường hợp muốn nêu ra một giả định từ phía người nói nhưng không thật chắc chắn lắm về khả năng.
Ví dụ:
If this be proven right, you would be considered innocent.

5. Câu giả định dùng với it is time

It is time (for smb) to do smth : đã đến lúc phải làm gì. (thời gian vừa vặn, không đưa ra giả định)
Ví dụ:
It is time for me to get to the airport (just in time).
Nhưng:
It is time
It is high time       subject + simple past      (đã đến lúc – giả định thời gian đến trễ một chút)
It is about time
Nhận xét: High/ about được dùng trước time để thêm vào ý nhấn mạnh.
Ví dụ:
It’s high time I left for the airport.
(it is a little bit late)

- See more at: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/hoc-tieng-anh-cung-oxford/ngu-phap-tieng-anh-cau-gia-dinh-subjuntive-714.html#sthash.PBRTKFLU.dpuf

Thanh toán hóa đơn

Paying the bill- Thanh toán hóa đơn
Hãy tham khảo một số cách để nói về việc thanh toán hóa đơn như người bản ngữ nhé:

The bill, please (Cho xin hóa đơn)

Could we have the bill, please? (Mang cho chúng tôi hóa đơn được không?)

Can I pay by card? (Tôi có thể trả bằng thẻ được không?)

Do you take credit cards? (Nhà hàng có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không? )

Is service included? (Đã bao gồm phí dịch vụ chưa?)

Can we pay separately? (Chúng tôi trả tiền riêng được không?)

I'll get this (Để tôi trả)

Let's split it (Chúng ta chia đi)

Let's share the bill (Chia hóa đơn đi)

Trong bữa ăn

During the meal: Trong bữa ăn
Excuse me! (Xin lỗi!) đây là cách gọi phục vụ lịch sự và đơn giản nhất

Enjoy your meal! (Chúc quý khách ăn ngon miệng!)

Would you like to taste the wine? (Quý khách có muốn thử rượu không ạ?)

Could we have ...? (Cho chúng tôi ...)

Another bottle of wine (Một chai rượu khác)

Some more bread (Thêm ít bánh mì nữa)

Some more milk (Thêm ít sữa nữa)

A jug of tap water (Một bình nước máy)

Some water (Ít nước)

Still or sparkling? (Nước không có ga hay có ga?)

Would you like any coffee or dessert? (Quý khách có muốn gọi cà phê hay đồ tráng miệng gì không?)

Do you have any desserts? (Nhà hàng có đồ tráng miệng không?)

Could I see the dessert menu? (Cho tôi xem thực đơn đồ tráng miệng được không?)

Was everything alright? (Mọi việc ổn cả chứ ạ?)

Thanks, that was delicious (Cám ơn, rất ngon)

This isn't what I ordered (Đây không phải thứ tôi gọi )

This food's cold (Thức ăn nguội quá )

This is too salty (Món này mặn quá)

This doesn't taste right (Món này không đúng vị)

We've been waiting a long time (Chúng tôi đợi lâu lắm rồi)

Is our meal on its way? (Món của chúng tôi đã được làm chưa?)

Will our food be long? (Đồ ăn của chúng tôi có phải chờ lâu không?)

Đặt bàn tại nhà hàng

Booking a table - Đặt bàn
Một số câu giao tiếp thông dụng dùng để đặt bàn trước tại các nhà hàng, các bạn cùng tham khảo nhé:
Do you have any free tables? (Nhà hàng còn bàn trống không? )

A table for ..., please (Cho tôi đặt một bàn cho ... người)

I'd like to make a reservation (Tôi muốn đặt bàn)

I'd like to book a table, please (Tôi muốn đặt bàn)

When for? (đặt cho khi nào?)

For what time? (Đặt cho mấy giờ?)

This evening at (Cho tối nay lúc ...)

Tomorrow at (Cho ngày mai lúc ...)

Noon (Trưa)

For how many people? (Đặt cho bao nhiêu người? )

I've got a reservation (Tôi đã đặt bàn rồi)

Do you have a reservation? (Anh/chị đã đặt bàn chưa?)

ml=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));